Nếu không thật sự cần thiết thì không nên lấy tủy răng vì những răng đã lấy tủy sẽ không còn được khỏe và rắn chắc như những răng còn tủy. Do vậy, sau khi làm không nên cắn xé những vật cứng bằng những răng đó để tránh gãy, vỡ.
Hình dung để dễ hiểu bạn có thể so sánh độ bền dẻo giữa một
cây đang sống (xanh tươi) với một cây gỗ (cây đã chết ). Có thể thời gian đầu mức
độ chịu lực, dẻo dai không chênh lệch đáng kể nhưng sẽ có sự thay đổi lớn sau 8
- 10 năm. Răng sống (răng còn tủy) và răng chết (răng đã chữa tủy) cũng tương tự
như vậy.
Điều cần lưu ý là một chiếc răng sống có thể sử dụng và tồn
tại suốt đời nếu được bạn chăm sóc đúng cách.
Đối với răng đã lấy tủy thì độ bền chỉ trong vòng từ 15 - 25
năm. Càng về sau, răng càng dòn và dễ bị mẻ, vỡ ...đôi khi gãy ngang.
Do đó, bạn cần cân nhắc và tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của Bác
sĩ chuyên khoa trước khi quyết định có nên điều trị tủy răng hay không.
Các phương pháp điều trị nha khoa phổ biến và
không cần lấy tủy:
+ Răng bị sâu nhẹ, không đau nhức.
+ phục hình mão, cầu răng cho các răng sâu, mẻ,
vỡ lớn nhưng chưa lộ tủy.
+ phục hình thẩm mỹ răng: răng sậm, tetracycline,
răng thưa... mà không cần chỉnh dạng răng, cung răng (giảm hô, móm,...) nhiều.
Một số dấu hiệu cho thấy việc cần điều trị ống chân răng là:
+ Bị đau hoặc nhói khi nhai.
+ Nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh.
+ sâu răng nặng hoặc chấn thương gây
áp-xe (nhiễm trùng) trong xương.
Do đó, để hạn chế việc lấy tủy răng không cần thiết khi đi
làm răng sứ, bạn cần tham khảo kỹ lưỡng. Luôn ưu tiên các giải pháp bảo toàn mô
răng thật và hạn chế lấy tủy răng tối đa.
Hiện nay việc khám răng định kì và điều trị nha
khoa khá phổ biến. Điều này giúp duy trì sức khoẻ răng miệng và
có được một hàm răng trắng khoẻ, nụ cười tự tin. Tuy nhiên có một vài vấn đề về
răng miệng mà bạn phải nên tìm hiểu kỷ càng để tự bảo vệ sức khoẻ
lâu dài của chính mình.