Rất nhiều người thắc mắc là tại sao đánh răng thường xuyên mà vẫn bị sâu răng.Vậy sâu răng bắt nguồn từ đâu ? và cách phòng tránh nó như thế nào ?
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.
Khả năng chống sâu của răng tùy thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ.
Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên, hoặc/và không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc mức độ vi khuẩn nhiều hay ít.
Vì vậy, việc đánh răng hàng ngày cho bé chỉ góp phần hạn chế sâu răng mà không hoàn toàn đảm bảo răng không bị sâu răng. Điều này giải thích rằng, có người đánh răng hàng ngày đến 5 lần và ăn uống rất giữ gìn nhưng răng vẫn cứ bị sâu là như vậy. Men răng sữa của các bé thường rất yếu nên dễ bị sâu răng tấn công hơn người lớn.
Đọc thêm :
>>
Trám răng sâu
>>
Trám răng có đau không
>>
Trám răng bao nhiêu tiền