Răng nhạy cảm được biết đên như là răng thường bị ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn nóng lạnh hoặc không khí khô...Đây cũng là dấu hiệu chính của việc men răng đang bị tổn thương nếu không kịp thời điều trị thì sẽ ảnh hưởng đến tủy răng.
>>
Tẩy trắng răng có hại không
>>
Tẩy trắng răng ở đâu tốt
>>
Giá làm trắng răng
Dùng nhiều nước súc miệngNhiều người thích cảm giác mát lạnh trong miệng, hơi thở mùi bạc hà quyến rũ nên có thói quen súc miệng rất nhiều lần trong ngày. Vô tình, họ đã tự làm răng mình trở nên nhạy cảm, vì trong một số loại súc miệng có chứa acid, dùng nhiều sẽ mài mòn men răng.
Tẩy trắng răngNếu bạn vừa đi tẩy trắng răng thì rất có thể sẽ bị ê buốt trong vài ngày, đó là phản ứng tự nhiên. Nhưng nếu bạn đi tẩy trắng răng vài tuần và vẫn còn cảm giác ê buốt khó chịu thì đó là do nha sĩ đã sử dụng thuốc tẩy trắng có peroxide (một số loại kem đánh răng cũng có thể chứa chất này).
Ăn nhiều thức ăn chứa acid
Bạn thích ăn dưa chua, cam, uống nước hoa quả và nhiều đồ ăn chứa acid khác? Tin buồn cho bạn đây: lượng acid trong thực phẩm có thể phá hoại men răng nhanh chóng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công ngà răng bên dưới.
Bệnh về nướuChân răng chứa hàng nghìn tế bào thần kinh, liên kết đến trung tâm thần kinh của răng. Bình thường, chân răng được nướu che phủ và bảo vệ, nhưng khi bạn mắc các bệnh về nướu (nha chu chẳng hạn), chân răng sẽ dần tụt khỏi nướu, trở nên rất nhạy cảm.
Giải pháp: bạn nên chữa dứt điểm bệnh nha chu và chú ý vệ sinh răng miệng hơn nữa.
Chải răng quá mạnhMột số người cho rằng phải chải răng thật mạnh mới có thể loại bỏ hết vi khuẩn. Thật ra, chải răng quá mạnh sẽ tạo ra lực ma sát rất lớn, làm mài mòn men răng và gây chảy máu chân răng. Sau vài tuần, kiểu chải răng này sẽ làm mòn răng (mòn bề mặt hoặc mòn mặt nhai), gây đau nhức và nguy cơ sâu răng rất cao.
Giải pháp: đánh răng đúng cách.
Nứt răngNhai đá viên, cắn đồ ăn cứng có thể gây nứt răng bất kì lúc nào. Có thể đó chỉ là những vết nứt rất nhỏ, mắt thường không thể phát hiện được nhưng lại làm lộ ra các ống thần kinh, khiến răng trở nên ê buốt khi ăn nhai. Các vết nứt này cũng có thể trở thành “chỗ trú ẩn” an toàn cho vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng tấn công sâu hơn vào ngà răng, tủy răng.
Nghiến – cắn chặt răngMen răng vốn rất cứng, nhưng cũng không thể chịu được các lực nghiến – cắn liên tục. Thói quen cắn chặt răng khi làm việc nặng hoặc nghiến răng khi ngủ có thể mài mòn lớp men răng trên mặt nhai, khiến răng dễ bị ê buốt, nhất là khi nhai cắn.
Đừng chủ quan với sức khỏe răng miệng
Răng nhạy cảm gây nhiều bất tiện, khó chịu cho bệnh nhân. Nhưng nguy hiểm hơn, nếu không điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng.
Răng vĩnh viễn chỉ mọc một lần và có thể nứt, mẽ, gãy, rụng bất kì lúc nào, vì thế đừng chủ quan với các bệnh răng miệng, dù là triệu chứng nhỏ nhất!