Hôi miệng là một bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. 80% nguyên nhân gây hôi miệng là từ những biến đổi trong miệng. 20% còn lại là do những yếu tố khác bên trong cơ thể. Để có thể biết được có thể chưa trị được hôi miệng hay không cần chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây bệnh.
Đối với nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ khoang miệng, những nguyên nhân này có thể bao gồm:
- Ăn những thức ăn gây mùi, sâu răng viêm nướu ở mức độ nhẹ: Đây đều là những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất. Để loại bỏ mùi hôi trong trường hợp này chủ yếu là vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để đảm bảo cho vi khuẩn không phân hủy thức ăn tạo nên mùi khó chịu trong khoang miệng, cần đảm bảo vệ sinh răng miệng hằng ngày ít nhất 2 lần trước và sau khi ngủ dậy. Chải răng đủ số lần vẫn là chưa đủ để loại bỏ mùi hôi trong miệng, cần biết chải răng đúng cách để đánh bật hoàn toàn vi khuẩn trong miệng. Áp dụng phương pháp 3-3 chải răng mỗi lần không ít hơn 3 phút và chải theo chiều dọc của răng. Kết hợp sử dụng những loại nước súc miệng đặc trị khử mùi hôi trong miệng. Ngoài ra nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để hạn chế tổn thương nướu.
- Bệnh viêm nha chu, viêm chân răng, sâu răng, viêm lợi ở giai đoạn nặng: Đối với người bệnh đang mắc phải căn bệnh này mà ở giai đoạn cuối, giai đoạn có những tổn thương khó có thể phục hồi bằng những cách điều trị thông thường và cần phải có sự can thiệp của những kỹ thuật nha khoa đặc biệt. Tỷ lệ phá hủy của các tổ chức quanh răng dẫn đến rụng răng là rất lớn. Do đó, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe gây khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Những phương pháp được các nha sĩ khuyến cao trong trường hợp này đó là những phương pháp điều trị khẩn cấp, có thể bao gồm phẫu thuật hoặc không phẫu thuật, nhằm khôi phục những tổ chức trong miệng bị vi khuẩn hủy hoại.
- tại sao bị hôi miệng
20% người mắc bệnh hôi miệng còn lại có nguyên nhân bắt nguồn từ những nguyên nhân khác không liên quan tới răng miệng, những nguyên nhân này bao gồm:
- Các bệnh về tiêu hóa: trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị, nhiễm khuẩn dại dày… ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của con người và là một trong nguyên nhân dẫn tới hôi miệng. Khi các bệnh này được chữa khỏi, mùi hôi trong miệng cũng từ đó mà không xuất hiện nữa.
- Bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi đều có triệu chứng là hôi miệng.
- Bệnh liên quan tới tai, mũi, họng: bệnh viêm xoang, bướu trong mũi, họng. viêm mũi, nhiễm trùng, ung thư vòm họng hoàn toàn có thể gây hôi miệng cho người mắc phải những chứng bệnh này.
- Bệnh tiểu đường: Ở những người bị tiểu đường, hệ thống mạch máu của họ bị tắc nghẽn nên việc lưu chuyển các chất đến những bộ phận quan trọng như não, tim, gan, mật bị ảnh hưởng. Do đó việc vận chuyển chất tới các mô nướu cũng bị giảm đi, nướu và răng được cung cấp ít chất dinh dưỡng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh về răng miệng, kèm theo chứng hôi miệng.
- phương pháp trị hôi miệng
- Sử dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc trị bệnh có tác dụng phụ gây nên hôi miệng. Tuy nhiên, tình trạng hôi miệng sẽ chấm dứt sau một thời gian không sử dụng thuốc nữa.