Ngoài chảy máu và sưng đỏ, bạn có thể bị nổi hạch lành tính trên nướu răng. Hiện tượng này tương đối hiếm, được gọi là khối u mang thai hay u hạt sinh mủ. Khối u này vô hại và thường không đau. Chúng có thể mọc lên bất cứ nơi nào trên cơ thể thai phụ, nhưng phổ biến nhất ở vùng miệng.
Kích thước khối u có thể lên đến gần 2 cm và thường xuất hiện ở khu vực nướu bị viêm. Khối u này thường biến mất sau khi bạn sinh em bé. Nếu không, bạn có thể phẫu thuật loại bỏ nó sau sinh. Trong trường hợp, bạn thấy khó chịu, không thể nhai hay đánh răng, hoặc làm tình trạng chảy máu tồi tệ hơn, bạn có thể loại bỏ khối u ngay trong thai kỳ.
>>> xem thêm: chảy máu chân răng hôi miệng
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nướu răng nặng có thể gây sinh non và nhẹ cân ở trẻ. Một vài nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ tiền sản giật. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa có bằng chứng chắc chắn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bệnh nướu răng không gây các biến chứng nghiêm trọng ở thai nhi. Trong mọi trường hợp, thai phụ nên chăm sóc răng miệng cẩn thận trong suốt thai kỳ. Bạn nên điều trị bệnh viêm nướu để ngăn chặn tình trạng viêm nha chu - là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thai phụ nên chăm sóc răng miệng cẩn thận và thường xuyên. Đánh răng hai lần một ngày, tốt nhất sau bữa ăn. Sử dụng bàn chải có lông mịn và kem đánh răng chứa Florua, chải răng nhẹ nhàng và cẩn thận. Chăm sóc nha khoa là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, có thể loại bỏ mảng bám và cao răng mà bàn chải đánh răng không làm được. Nếu bạn đang mang thai và bị viêm nướu, hãy đến nha sĩ để kiểm tra, tránh tình trạng viêm nhiễm tồi tệ hơn. Trong trường hợp phải tiến hành điều trị. Có thể sử dụng Novocain gây tê tại chỗ và các loại thuốc, kháng sinh dùng cho cho thai phụ.