Đinh hương có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, gây tê nên khi sử dụng người bệnh không còn cảm thấy đau nhức gì nữa.
Cách dùng: Lấy 1 ít đinh hương và ngậm khoảng 5 – 10 phút hoặc giã nát đinh hương và dùng tăm bôi lên lợi và răng khôn để giảm đau cho cả răng và lợi.
Tuy nhiên đinh hương chỉ có tác dụng trong vài giờ nên bạn hãy lặp lại hành động này cho đến khi hết đau răng.
Tỏi có tính kháng khuẩn rất cao mà lại rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần dùng tép tỏi đã bóc vỏ và chà nhẹ lên vùng răng, lợi bị đau; cứ lập lại thao tác này cho đến khi hết đau hẳn.
Hành tây có tính kháng viêm, giảm đau hiệu quả nhưng mức độ của nó tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bạn chỉ cần dùng 1 nhánh hành tây giã nhỏ và đặt lên răng bị đau, tiếp tục thực hiện cho đến khi cơn đau không còn.
Lá bạc hà ngoài công dụng làm thơm miệng thì nó còn có tác dụng trị các bệnh về răng miệng và nướu chắc khỏe. Bạn hãy lấy lá bạc hà khô đặt lên răng, cắn chặt trong 20 phút và lập lại thao tác này nhiều lần trong ngày cho đến khi cơn đau dịu đi.
Dầu ô liu ngoài tác dụng làm đẹp thì nó còn có thể giảm đau cho răng khôn nữa đấy. Bạn chỉ cần bôi dầu này lên răng và nướu thì cảm giác đau sẽ giảm bớt.
Chỉ với vài lát dưa chuột đặt trên răng và nướu trong khoảng nửa tiếng là đã cắt cơn đau hiệu quả. Các loại vitamin và khoáng chất có trong dưa chuột sẽ được mô hấp thụ và cơn đau sẽ bớt.
Nước muối là bạn đường của răng miệng vì thế bạn nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước muối sinh lý hàng ngày để sát khuẩn, giảm đau.
Uống thuốc là biện pháp giảm đau nhanh và hiệu quả nhất. Thông thường cơn đau do mọc răng khôn chỉ kéo dài vài ngày nên việc bạn cần làm là uống thuốc cho đến khi cảm giác đau nhức không còn.