Răng bị viêm tủy là tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng. Điều trị tủy răng bị viêm cần được tiến hành càng sớm càng tốt nhằm loại bỏ các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sau đây là một số thông tin về quy trình điều trị tủy răng được thực hiện tại Nha khoa Hoàn Mỹ.
>>> Xem thêm: lấy tủy răng
Tủy răng một loại tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, bên trong hai lớp mô cứng là men và ngà răng, tủy răng có ở cả thân răng và chân răng. Tủy thân răng được bao bọc bởi ngà răng và men răng, tủy chân răng được bao phủ bởi ngà răng và cement răng.
Tủy răng là bộ phận được bảo vệ bởi ngà răng và men răng bên ngoài. Tuy nhiên, một khi răng bị sâu nặng mà không được điều trị vết sâu có thể lan rộng xuống buồng tủy, kích ứng và gây viêm tủy. Cũng có trường hợp tủy bị viêm nhiễm chủ yếu do tình trạng chấn thương gây nên, làm đứt các dây thần kinh ở tủy. Răng chết tủy không được điều trị tủy răng dẫn đến viêm quanh chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng.
Biểu hiện của viêm tủy có thể là cơn đau răng thành từng cơn, vừa đau vừa buốt hoặc chỉ đau mà không buốt, mỗi cơn đau thường kéo dài từ 3 đến 30 phút, có thể đau mức độ nhẹ tại chỗ hoặc đau dữ dội lan ra xung quanh và lên đầu, đau có thể giật theo mạch nhịp đập.
>>> Xem thêm: lấy tủy răng hết bao nhiêu tiền
Điều trị tủy răng bị viêm được tiến hành như thế nào?
Nếu bệnh nhân đau ít, cơn đau ngắn (3-5 phút) thì có thể theo dõi tủy răng, nếu răng bị sâu thì cần làm sạch ngà mủn vì ngà mủn có nhiều vi khuẩn rồi trám bít bằng amalgam hay composite. Trường hợp tủy bị chết, hoại tử gây đau nhức dữ dội thì cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị tủy răng bị viêm được thực hiện như thế nào?
Bước 1: Thăm khám tình trạng răng miệng. Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang để xác định cụ thể tình trạng viêm tủy. Vệ sinh khoang miệng cũng sẽ được tiến hành bằng dung dịch đặc biệt nhằm tạo điều kiện cho việc điều trị tủy được tiến hành tốt nhất.
Bước 2: Gây tê và cách ly nướu. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được sử dụng để làm giảm cảm giác đau nhức cho bệnh nhân. Đê cao su được sử dụng để cách ly phẩn tủy bị viêm với nước bọt và môi trường miệng. Việc cách ly răng viêm khỏi toàn bộ khoang miệng đảm bảo môi trường xung quanh răng khô sạch tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí.
Bước 3: Bằng dụng cụ chuyên dụng, nha sỹ sẽ tiến hành khoan và mở buồng tủy. Chiều dài ống tủy cũng được đo bằng máy đo độ dài (máy apex locator). Sau khi xác định được vị trí của ống tủy, nha sỹ sẽ bơm rửa nước natri hypochlorid 2,5% và các dung dịch bôi trơn để đưa các tủy viêm ra ngoài. Phần tủy bị hoại tử cần được làm sạch kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh.
Bước 4: Sau khi ống tủy đã được làm sạch và tạo hình thuôn thích hợp cho việc trám kín thì làm khô ống tủy và hàn ống tủy bằng gutta-percha. Lỗ sâu thân răng sẽ được hàn bằng amalgam hoặc composite sau khi trám bít ống tủy hoặc thực hiện sau đó khoảng 1 tuần khi nha sỹ theo dõi tình trạng răng sau khi lấy tủy.
Đây là quy trình lấy tủy răng được tiến hành tại Nha khoa Hoàn Mỹ cho hàng ngàn bệnh nhân với sự hỗ trợ của máy Morita – đảm bảo làm sạch tủy và hạn chế đau nhức tối đa. Mọi băn khoăn về điều trị tủy răng bị viêm, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Hoàn Mỹ để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhất.
>>> Xem thêm: http://nhakhoahoanmy.net/quen-di-noi-so-hai-lay-tuy-rang-co-dau-khong.html