Khi nào thích hợp để nhổ răng?
Nhổ răng là cách loại bỏ bớt các răng thừa không cần thiết, răng bị hư hỏng có thể “lây bệnh” cho các răng khỏe mạnh hoặc nhổ răng vì mục đích thẩm mỹ.
>>> Nhổ răng khôn
Cần nhổ răng khi :
- Răng có thân và chân bị phá hủy nhiều, mất hết giá trị cơ năng (cắn, nghiền nát thức ăn...) và không thể tái tạo được.
- Răng bị bệnh nha chu nặng, tiêu xương quá nhiều.
- Tủy bị viêm nhiều lần, chữa không khỏi, có biến chứng.
- Răng gây biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết.
- Răng mọc ngầm gây biến chứng, răng thừa dị dạng, răng có chân gãy do sang chấn, răng sữa đến hạn rụng, đã có răng vĩnh viễn mọc lên đúng chỗ.
- Răng có ổ nhiễm khuẩn nghi gây nhiễm khuẩn xa như viêm thận, viêm khớp, viêm nội tâm mạc nên cần phải nhổ theo yêu cầu của bác sĩ nội khoa. Răng được nhổ trước khi điều trị tia xạ cho bệnh nhân ung thư hàm mặt.
Chống chỉ định : Khi người bệnh mắc các bệnh như rối loạn về máu, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh dị ứng... cần có ý kiến của bác sĩ đang điều trị các bệnh trên. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh động kinh và tâm thần phải cho dùng thuốc an thần vài ngày trước. Đối với phụ nữ ở thời kỳ đặc biệt: nếu đang có thai không nên nhổ răng nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén, nếu cần nhổ phải có ý kiến của bác sĩ sản khoa. Phụ nữ khi có kinh nguyệt cũng không nên vì có thể gây chảy máu kéo dài, nên hoãn đến khi sạch kinh. Không nhổ răng khi người bệnh chưa hiểu rõ mục đích của việc nhổ răng hay thầy thuốc cảm thấy việc làm chưa phù hợp, hoặc khi chưa đủ các điều kiện cơ bản trong kỹ thuật nhổ răng.
Tags:
Nhổ răng