Nhổ răng khôn sẽ được thực hiện tại phòng khám hoặc trung tâm nha khoa. Có một số trường hợp nhổ răng sẽ phải phẫu thuật nếu tất cả các răng khôn của bạn đều có vấn đề gây nguy cơ biến chứng cao.
Đầu tiên, nha sĩ sẽ gây tê cục bộ tại khu vực xung quanh.
Gây tê toàn bộ cũng có thể sử dụng nếu bạn buộc phải nhổ toàn bộ răng khôn một
lúc để giúp bạn ngủ và không cảm thấy đau đớn trong khi các thủ tục được tiến
hành. Bạn sẽ được dặn dò không ăn hay uống vào nửa đêm trước ngày phẫu thuật để
chuẩn bị cho việc gây mê.
Để loại bỏ các răng khôn, nha sĩ sẽ mở các mô nướu trên
răng, tách các mô kết nối răng và xương sau đó cắt răng thành từng mảnh nhỏ để
dễ dàng gắp bỏ ra. Sau đó, nếu cần thiết bác sĩ sẽ khâu các vết rạch lại. Một số
dùng chỉ tự tan, một số cần tháo chỉ sau vào ngày.
Một chiếc răng khôn được chỉ định nhổ khi nó đang trực tiếp
gây ra vấn đề hoặc để ngăn chặn vấn đề phát sinh trong tương lai. Những trường
hợp cần nhổ răng là khi:
- Hàm của bạn không đủ lớn
và răng khôn bị ảnh hưởng vì không thể mọc trồi lên khỏi nướu.
- Răng khôn không mọc
lên hết và tạo khoảng trống với nướu răng. Thực phẩm và vi khuẩn có thể kẹt dưới
khoảng trống này gây sưng đỏ, đau nhức. Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng.
- Vấn đề nghiêm trọng
hơn có thể phát triển nếu các răng xung quanh và xương bị thiệt hại. Răng khôn
nếu mọc ở một góc khó khăn như bị xiên, lệch, nhô về phía trước, tụt về phía sau…
Nhìn chung, răng khôn có vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến định
hình của hàm răng. Để càng lâu thì nguy cơ bệnh răng miệng càng cao, dễ dẫn đến
sâu răng, hàm xô lệch. Nhổ răng khôn là phương pháp hiệu quả để ngăn
ngừa:
- Sự chồng chéo của các
răng hàm mọc lệch
- Một chiếc răng khôn mắc
kẹt trong xương hàm và không phá vỡ được nướu răng để mọc lên.
- Nướu răng đỏ, sưng và
gây đau đớn bởi một vạt nướu xung quanh chiếc răng khôn mọc một phần.
- Bệnh nướu và sâu răng ở
răng khôn. Lâu dài là nguy cơ sâu sang các răng ở khu vực xung quanh.